DẪN NHẬP
Chúa Giêsu đã kêu gọi các tông đồ để các ông ở với Ngài, được Ngài huấn luyện và sai đi loan báo Tin Mừng.
Nội qui Thiếu Nhi Thánh Thể, điều 15 nói: Trong Cựu Ước, “Thiên Chúa dẫn đưa dân Do Thái vào sa mạc 40 năm để huấn luyện họ”. Theo đường lối sư phạm này, Thiếu Nhi Thánh Thể cũng áp dụng “vào sa mạc” như một phương thế huấn luyện thành viên các cấp của mình.
Về vai trò của người giáo dân, Công Đồng Vaticano II, trong Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân số 1 và 2 dạy: Vì muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tông đồ của đoàn Dân Thiên Chúa, Thánh Công Đồng ưu ái hướng về các Kitô hữu giáo dân, những người vẫn giữ một vai trò riêng biệt và vô cùng cần thiết trong sứ mệnh của Giáo Hội…
Hoàn cảnh hiện tại còn thúc bách hoạt động tông đồ ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Dân số ngày càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật ngày càng tiến bộ, tương quan giữa con người ngày càng chặt chẽ, như vậy mở ra môi trường hoạt động tông đồ đa dạng, trong đó có khoảng không gian rộng lớn dành cho giáo dân.
Về việc huấn luyện, Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, điều 28 nhấn mạnh: Cần huấn luyện để làm việc Tông đồ. Hoạt động tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt. Sở dĩ đòi hỏi phải được huấn luyện chu đáo như thế không những vì người giáo dân phải tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về giáo lý, mà họ còn phải thích nghi trong khi hoạt động với những hoàn cảnh khác biệt tùy theo thực tại, nhân sự cũng như tùy theo nhiệm vụ.
Lời Chúa trong Thánh kinh là nền tảng và là chất liệu đặc biệt được dùng để giáo dục, thánh hóa và hướng dẫn đời sống người trẻ cũng như trong các hoạt động tông đồ, xã hội. (NQ 3)
Chúa Giêsu Thánh Thể, “Trung tâm và nguồn động lực cho đời sống đức tin” là nguồn sống và là lý tưởng của Thiếu Nhi Thánh Thể. Người luôn hiện diện và hoạt động trong đời sống chúng ta (NQ 2)
Tôn chỉ của Thiếu Nhi Thánh Thể là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong việc cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm tông đồ… (NQ 4)
Thiếu Nhi Thánh Thể là đoàn thể tông đồ giáo dân với mục đích:
- Đào luyện thanh thiếu nhi về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trưởng thành hơn về nhân cách và đời sống Kitô hữu, nên tông đồ nhiệt thành.
- Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thiếu nhi thông truyền Tin Mừng và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng. (NQ.1)
Thiếu Nhi Thánh Thể tạo cho các em bầu khí mới, lành mạnh, phấn khởi, thích nghi, cởi mở để hướng dẫn các em sống đạo cách ý thức, tích cực và tự nguyện. Đồng thời giúp các em có tinh thần dấn thân để hãnh diện giới thiệu Chúa với các bạn. (NQ.7)
Huấn luyện đoàn sinh và các cấp huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể là bổn phận và là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong Phong trào. (NQ 44, 46, 48, 50)
Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn, trực thuộc Ban Tuyên Úy và Ban Điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu, soạn thảo nội dung, đường hướng, phương pháp, thủ tục và tổ chức huấn luyện các cấp cho Thiếu Nhi Thánh Thể Việt nam.
CHƯƠNG I
TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN
I.- Ban NGHIÊN HUẤN TỔNG LIÊN ĐOÀN:
+ Trưởng ban: Linh mục Tổng Tuyên úy.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn.
+ Thư ký: Phó Ban điều hành Tổng Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy Miền, Liên đoàn, đặc trách 5 Ngành của Tổng Liên đoàn.
- Các Tuyên úy đặc trách nghiên huấn Miền.
- Trưởng ban Điều hành Tổng Liên đoàn.
- Các phó ban Điều hành Miền đặc trách nghiên huấn.
- Các linh mục và huấn luyện viên chính thức được mời.
II.- Ban NGHIÊN HUẤN MIỀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy Miền.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn Miền
+ Thư ký: Phó Ban điều hành Miền đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách 5 Ngành của Miền.
- Các Tuyên úy Liên đoàn.
- Các Tuyên úy đặc trách nghiên huấn Liên đoàn.
- Trưởng Ban điều hành Miền.
- Các Phó Ban điều hành Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
III.- Ban NGHIÊN HUẤN LIÊN ĐOÀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy Liên đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn liên đoàn.
+ Thư ký: Phó Ban điều hành liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các tuyên úy đặc trách ngành của liên đoàn.
- Các tuyên úy hiệp đoàn
- Các tuyên úy đặc trách huấn luyện hiệp đoàn.
- Trưởng ban điều hành Liên đoàn.
- Các phó ban điều hành hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
IV.- BAN HUẤN LUYỆN HIỆP ĐOÀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy Hiệp đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách huấn luyện hiệp đoàn.
+ Thư ký: Phó Ban điều hành Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
+ Thành viên:
- Các tuyên úy đặc trách các ngành của hiệp đoàn
- Các tuyên úy xứ đoàn
- Trưởng ban Điều hành hiệp đoàn.
- Các phó ban điều hành xứ đoàn đặc trách huấn luyện.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
V.- BAN HUẤN LUYỆN XỨ ĐOÀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy xứ đoàn.
+ Phó ban: Xứ đoàn trưởng.
+ Thư ký: Xứ đoàn phó đặc trách huấn luyện.
+ Thành viên:
- Hội đồng huynh trưởng.
- Các trợ úy của xứ đoàn.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
I. Ban NGHIÊN HUẤN TỔNG LIÊN ĐOÀN:
1.- Nghiên cứu, soạn thảo và thống nhất:
- Tài liệu học tập và huấn luyện các cấp.
- Chương Trình Thăng Tiến đoàn sinh.
- Biểu mẫu văn thư về huấn luyện và chứng chỉ tốt nghiệp các cấp trên toàn quốc.
2.- Huấn luyện và cấp chứng chỉ Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huấn luyện viên và Huynh trưởng các cấp trên toàn quốc.
3.- Lưu trữ các báo cáo kết quả huấn luyện từ các Miền và Liên đoàn gửi về.
4.- Hỗ trợ các Miền và các Giáo phận huấn luyện Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huấn luyện viên và Huynh trưởng các cấp.
5 .- Ủy nhiệm cho các Miền hoặc liên đoàn huấn luyện Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huấn luyện viên và Huynh trưởng các cấp; và cử Huấn luyện viên của Tổng liên đoàn đến hỗ trợ. Kết quả do Linh mục Tổng Tuyên úy chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
II. Ban NGHIÊN HUẤN MIỀN:
1.- Cộng tác với Ban nghiên huấn Tổng liên đoàn trong việc nghiên cứu, soạn thảo tài liệu học tập và huấn luyện các cấp, Chương Trình Thăng Tiến đoàn sinh.
2.- Huấn luyện và cấp các chứng chỉ trong Giáo tỉnh theo đương lối, thủ tục, nội dung và phương pháp của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
3.- Báo cáo kết quả huấn luyện về Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn (Theo mẫu)
4.- Lưu trữ kết quả huấn luyện từ các Liên Đoàn gửi về.
5.- Hỗ trợ cho các Liên Đoàn.
6.- Ủy nhiệm cho các Liên đoàn huấn luyện trợ úy, huynh trưởng cấp III và cử các huấn luyện viên của Miền đến hỗ trợ. Kết quả do Linh mục Tuyên úy Miền chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
III. Ban NGHIÊN HUẤN LIÊN ĐOÀN:
1.- Cộng tác với Ban nghiên huấn Tổng liên đoàn và Miền trong việc nghiên cứu, soạn thảo tài liệu học tập, huấn luyện và Chương Trình Thăng Tiến đoàn sinh.
2.- Huấn luyện và cấp chứng chỉ huynh trưởng cấp I, II (và cấp III với sự ủy nhiệm của Giáo tỉnh) trong Giáo phận theo đường lối, thủ tục, nội dung và phương pháp chung của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
3.- Báo cáo kết quả huấn luyện về Ban Nghiên huấn Miền.
4.- Lưu trữ kết quả huấn luyện trong Giáo phận và các Hiệp đoàn gửi về.
5.- Ủy nhiệm cho Hiệp đoàn huấn luyện cấp I và cử các Huấn luyện viên Liên đoàn đến hỗ trợ. Kết quả do Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
IV. BAN HUẤN LUYỆN HIỆP ĐOÀN:
1.- Huấn luyện Huynh trưởng cấp I khi được Liên đoàn ủy nhiệm, theo đường lối, thủ tục, nội dung và phương pháp chung của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
2.- Báo cáo kết quả huấn luyện về Ban Nghiên huấn Liên đoàn. Kết quả do Linh mục Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
V. BAN HUẤN LUYỆN XỨ ĐOÀN:
1.- Huấn luyện trợ tá, dự trưởng, tông đồ đội trưởng, các đoàn sinh, theo đường lối, thủ tục, nội dung và phương pháp chung của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam. Kết quả do Linh mục Tuyên úy Xứ đoàn chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
2.- Cộng tác với Ban Huấn luyện Hiệp đoàn trong việc huấn luyện Huynh trưởng cấp I khi được Liên đoàn ủy nhiệm.
CHƯƠNG III
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
I.- Đoàn sinh:
Nội dung huấn luyện đoàn sinh là Chương Trình Thăng Tiến Thiếu Nhi Thánh Thể, gồm các bài học cho từng cấp, từng ngành, dựa theo lứa tuổi: Chiên Con, Ấu Nhi, Thiếu Nhi, Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ:
- Giáo lý, Thánh Kinh (Theo chương trình giáo lý của Giáo phận)
- Phong Trào Thiếu nhi Thánh Thể
- Nhân bản
- Sinh hoạt, kỹ năng chuyên môn.
II.- Đội Trưởng:
- Mỗi năm có sa mạc huấn luyện tông đồ đội trưởng theo ngành trước khi trao quyền chỉ huy đội.
- Các ứng viên đội trưởng được học giáo lý, phong trào, nhân bản, sinh hoạt và kỹ năng chuyên môn nội dung như các đội viên cùng ngành nhưng được đào sâu hơn.
- Các ứng viên tông đồ đội trưởng được dạy thêm các bài học lý thuyết và thực hành về nghề Đội trưởng mỗi cấp, mỗi ngành.
- Nội dung huấn luyện tông đồ đội trưởng do ban nghiên huấn Giáo phận, Giáo xứ chọn lựa trong các đề tài sau:
a. Đội trưởng Ấu:
+ Trình bày trước nội dung giáo lý của năm học mới.
+ Nghiêm tập Thiếu nhi Thánh Thể: các thế ngồi, đứng, nghỉ, nghiêm ...
+ Hiệu lệnh tập họp: khẩu hiệu, thủ hiệu, âm hiệu
+ Các đội hình tập họp đội: 1 hàng dọc; 1 hàng ngang không có cờ và có cờ đội
+ Chào khi có cờ và khi không có cờ.
+ Di hành đội khi không có cờ và khi có cờ.
+ Đội tập họp chung: dọc; ngang; tròn; chữ U khi không có cờ và khi có cờ.
+ Các bài hát: Thiếu Nhi Tân Hành Ca; Bài ca Ngành;
+ Kinh đội trưởng, Bài hát “Lời nguyện tông đồ”
+ Kinh Dâng Ngày – Thực hành dâng ngày mỗi sáng
+ Cờ đội, tên đội, Bổn mạng đội và ngày lễ kính
+ Đội tham dự nghi thức chào cờ chung của đoàn.
+ Họp đội – sinh hoạt đội
+ Cách làm Hoa thiêng cá nhân;
b. Đội Trưởng Thiếu (Ôn lại bài học đội trưởng Ấu + them các bài sau)
+ Trình bày trước nội dung giáo lý của năm học mới.
+ Nghiêm tập: Hàng ngang, vòng tròn, chữ U
+ Trình diện cá nhân, trình diện đội khi không có cờ và khi có cờ.
+ Nhiệm vụ đội Trưởng, đội phó
+ Sổ sách đội: danh sách; điểm danh; sổ hoa thiêng của đội
+ Nút dây - dựng lều.
+ Dấu đường, quốc ngữ điện tín, Sémaphore
+ Morse, Semaphore, mật thư
c. Đội trưởng Nghĩa – Hiệp (Ôn lại bài học đội trưởng Thiếu + thêm các bài sau)
+ Trình bày trước nội dung giáo lý của năm học mới.
+ Họp đội
+ Đội tham gia công tác từ thiện, bác ái do Ngành hoặc Đoàn tổ chức
+ Dựng, trang trí lều
+ Đội vào sa mạc với Chi đoàn hoặc Ngành - bếp truyền thống - Nấu ăn ngoài trời
+ Lửa thiêng Thánh Thể
+ Hành trình sa mạc, ghi và nhận morse, semaphore, giải mật thư, dấu đường
+ Mật thư Thánh Kinh
+ Tham gia tọa đàm, hội thảo, thuyết trình
+ Du khảo
+ Thám du
III.- DỰ TRƯỞNG
Dự trưởng là thời gian chuẩn bị lên Huynh trưởng. Nội dung huấn luyện gồm:
- Thời gian dự trưởng là từ 3-6 tháng. Trong thời gian này Xứ đoàn sắp xếp để các em ôn lại nội dung Đội trưởng Nghĩa, Hiệp và thực hành phụ giúp công việc của Chi đoàn trưởng.
- Các em được Tuyên úy Đoàn giới thiệu tham gia Chương trình huấn luyện giáo lý và sa mạc Huynh trưởng cấp I.
IV.- HUYNH TRƯỞNG
Huynh trưởng-Giáo lý viên là những người lãnh đạo trong Phong trào, được thăng tiến qua 3 cấp:
1. Huynh trưởng Cấp I:
a. Thời gian huấn luyện: Gồm 3 học phần:
- Giáo lý. Hoàn tất chương trình đào tạo giáo lý viên cấp I (tùy theo từng Giáo phận).
- Tiền sa mạc: Là thời gian được hướng dẫn chuẩn bị vào sa mạc huấn luyện.
- Vào sa mạc: Ba ngày hai đêm.
b. Nội dung huấn luyện:
- Giáo lý: Chương trình huấn luyện giáo lý viên cấp I gồm có:
. Nhân bản
. Lịch sử cứu độ
. Tín Lý
. Sư phạm giáo lý (Lý thuyết và thực hành)
. Linh đạo Giáo lý viên cấp 1
. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể gồm 8 đề tài lý thuyết:
+ Lịch sử và bước tiến Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Bản chất, Tôn chỉ, Mục đích Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Ơn gọi và sứ mạng Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Phương pháp Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Những đức tính cần thiết của Huynh trưởng
+ Đời sống đạo của Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Luật sống Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Vào sa mạc
- Tiền sa mạc: Đề tài và thời gian do Ban tổ chức sa mạc thông báo.
- Vào sa mạc: Gồm các đề tài:
+ Cách soạn và dạy bài khóa cho đoàn sinh.
+ Chương trình thăng tiến đoàn sinh
+ Khung cảnh Thánh Kinh.
+ Lãnh nhận Lời Chúa
+ Phương pháp hàng đội
+ Hành chánh Đội, Chi đoàn
+ Họp đội, Họp Chi đoàn
+ Tổng quát về tâm lý thiếu nhi
+ Các bài ca nghi thức của Thiếu nhi Thánh Thể
+ Các bài ca sinh hoạt của Thiếu nhi Thánh Thể
+ Lửa thiêng Thánh Thể
+ Hành trình sa mạc
+ Nghiêm tập
+ Sơ cấp cứu
+ Nút dây – Lều trại
c. Điều kiện tham dự:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Nộp hồ sơ ghi danh trong thời hạn thông báo. Gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc.
. Chứng nhận kết quả Học phần Giáo lý cấp I.
. 2 tấm hình 3x4
. Sa mạc phí
- Tham dự Chương trình Tiền sa mạc (được hướng dẫn lúc nộp hồ sơ ghi danh)
d. Điều kiện tốt nghiệp:
- Chuyên cần: Tham dự đủ thời gian sa mạc (lý thuyết và thực hành).
- Sổ khóa: Ghi chép đủ các bài khóa trong sa mạc.
- Làm bài và đạt điểm.
- Thực tập: Sau sa mạc huấn luyện, sa mạc sinh trở về thực tập tại giáo xứ dưới sự nhận xét của Tuyên úy và Ban điều hành xứ đoàn.
- Tuyên hứa: từ 3 đến 6 tháng sau khi kết thúc sa mạc, những sa mạc sinh trúng tuyển sẽ tham dự tĩnh tâm và dự Lễ tuyên hứa.
- Nhận xét của cha Tuyên úy là một trong những điều kiện để được tuyên hứa.
2. Huynh trưởng Cấp II:
a. Thời gian huấn luyện: Gồm 3 học phần:
- Giáo lý: Hoàn tất chương trình đào tạo giáo lý viên cấp II (tùy theo từng Giáo phận).
- Tiền sa mạc: Thời gian được hướng dẫn chuẩn bị vào sa mạc Huấn luyện.
- Vào sa mạc: Hai đợt sa mạc, mỗi sa mạc gồm 2 ngày 1 đêm.
b. Nội dung huấn luyện:
- Giáo lý:
Nội dung huấn luyện Giáo lý viên cấp II, thường gồm:
. Phụng vụ và Bí tích
. Thánh kinh Nhập môn
. Sư phạm Giáo lý (Lý thuyết và thực hành)
. Linh đạo giáo lý viên cấp 2
Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể gồm 8 đề tài lý thuyết:
+ Phân công phân nhiệm trong đoàn
+ Phương pháp giáo dục siêu nhiên
+ Phương pháp giáo dục tự nhiên
+ Những yêu cầu về người lãnh đạo
+ Sống ngày Thánh Thể
+ Tinh thần kỷ luật và trách nhiệm
+ Chương trình Thăng tiến Thiếu nhi
+ Giáo dục theo tâm lý lứa tuổi
- Tiền sa mạc: Đề tài và thời gian do Ban tổ chức sa mạc thông báo
- Vào sa mạc: Gồm các đề tài thực hành huấn luyện Huynh trưởng cấp II.
+ Khung cảnh Thánh Kinh
+ Vai trò Thánh Kinh trong giáo dục thiếu nhi
+ Tổ chức giờ chầu Thánh thể trong đoàn
+ Tổ chức giờ chầu Thánh Thể trong sa mạc
+ Sinh hoạt trong giờ Giáo lý
+ Nghệ thuật kể chuyện cho thiếu nhi
+ Giao tế nhân sự
+ Chương trình dài hạn cho đoàn
+ Cách tổ chức chiến dịch – Thi đua
+ Thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Những yếu tố làm sinh động buổi họp
+ Nghi thức sai đi
c. Điều kiện tham dự:
- Nộp hồ sơ ghi danh Gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc (Mẫu)
. Bản sao chứng chỉ Huynh trưởng cấp I.
. Chứng nhận kết quả Giáo lý cấp II.
. 2 tấm hình 3x4
. Sa mạc phí
- Tham dự Chương trình Tiền sa mạc
- Chọn ngành: ghi trên Đơn xin tham dự sa mạc. (Ấu, Thiếu, Nghĩa, Hiệp)
d. Điều kiện tốt nghiệp:
- Chuyên cần: Tham dự đủ thời gian sa mạc.
- Sổ khóa: Ghi chép đủ các bài khóa trong sa mạc
- Hậu sa mạc: đạt điểm bài hậu sa mạc.
- Thực tập: Sau sa mạc huấn luyện, sa mạc sinh trở về thực tập dưới sự nhận xét của Cha Tuyên úy.
- Tốt nghiệp: Điểm tốt nghiệp được căn cứ vào điểm kết quả sa mạc
- Tuyên hứa: 6 tháng sau khi kết thúc sa mạc huấn luyện, Ban điều hành Liên đoàn công bố kết quả sa mạc huấn luyện, đồng thời gửi thông báo đến cha Tuyên úy liên quan và những sa mạc sinh trúng tuyển để tham dự tĩnh tâm và dự Lễ tuyên hứa.
- Nhận xét của cha Tuyên úy là một trong những điều kiện để được tuyên hứa.
3. Huynh trưởng Cấp III
a. Thời gian: Gồm 3 học phần:
- Giáo lý: Hoàn tất chương trình đào tạo giáo lý viên cấp III (tùy theo từng Giáo phận).
- Tiền sa mạc: Là thời gian được hướng dẫn chuẩn bị vào sa mạc huấn luyện.
- Vào sa mạc: Ba đợt sa mạc, mỗi sa mạc gồm 2 ngày 1 đêm.
b. Nội dung huấn luyện:
- Giáo lý.
Nội dung huấn luyện Giáo lý viên cấp III, thường gồm:
. Luân lý
. Thánh Kinh (Khám phá Lời Chúa)
. Sư phạm Giáo lý
. Lịch sử Giáo hội
. Linh đạo giáo lý viên
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể:
+ Vai trò Thánh Kinh trong Giáo dục thiếu nhi
+ Huynh trưởng với việc dạy Giáo lý
+ Huynh trưởng nhà giáo dục thiếu nhi
+ Điều hành đoàn
+ Huấn luyện huynh trưởng
+ Huấn luyện đội trưởng
- Tiền sa mạc: Đề tài và thời gian do Ban tổ chức sa mạc thông báo.
- Vào sa mạc:
Các đề tài thực hành huấn luyện Huynh trưởng cấp III:
+ Phương pháp giáo dục siêu nhiên
+ Khung cảnh Thánh kinh
+ Phương pháp giáo dục tự nhiên
+Tổ chức nhân sự trong đoàn
+ Tổ chức Lửa thiêng Thánh Thể
+ Chương trình dài hạn
+ Tổ chức tọa đàm
+ Giải quyết xung đột
+ Hành trình sa mạc
+ Tổ chức một buổi lễ
+ Lãnh đạo
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Thu gọn và trải rộng một đề tài
+ Huấn luyện đội trưởng
+ Tâm lý tuổi Chiên, Ấu
+ Tâm lý tuổi Thiếu
+ Tâm lý tuổi Nghĩa - Hiệp sĩ
+ Các tình huống tâm lý cá biệt
c. Điều kiện tham dự:
- Nộp hồ sơ ghi danh Gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc (Mẫu)
. Bản sao chứng chỉ Huynh trưởng cấp II.
. Chứng nhận giáo lý cấp III.
. 2 tấm hình 3x4
. Biên lai sa mạc phí
- Tham dự Tiền sa mạc
- Chọn ngành: ghi trên Đơn xin tham dự sa mạc. (Chiên, Ấu, Thiếu, Nghĩa, Hiệp)
d. Điều kiện tốt nghiệp:
- Chuyên cần: tham dự đủ thời gian sa mạc.
- Sổ khóa: ghi chép đủ các bài khóa trong sa mạc
- Hậu sa mạc: làm bài Hậu sa mạc và đạt điểm.
- Thực tập: sau sa mạc huấn luyện, sa mạc sinh trở về thực tập sinh hoạt dưới sự nhận xét của Tuyên úy.
- Kết quả tốt nghiệp: căn cứ vào kết quả sa mạc và thực hành
- Tuyên hứa: 6 tháng sau khi kết thúc sa mạc huấn luyện, Ban điều hành Liên đoàn, Miền hoặc Tổng liên đoàn công bố kết quả, đồng thời gửi thông báo đến Tuyên úy liên quan và sa mạc sinh trúng tuyển để tham dự tĩnh tâm và dự Lễ tuyên hứa.
- Nhận xét của Tuyên úy là điều kiện cần để được tuyên hứa.
V.- HUYNH TRƯỞNG ĐẶC CẤP:
a. Mục đích: Đặc cấp đặc biệt dành cho những huynh trưởng thâm niên và có những đóng góp đặc biệt cho Phong trào. Huynh trưởng đặc cấp có thể không là Huấn luyện viên và cũng có thể đồng thời là huấn luyện viên.
b. Điều kiện dự tuyển:
- Là Huynh trưởng cấp III và đã phục vụ trong Phong trào liên tục từ 10 năm trở lên
- Đã từng hoặc đang là thành viên ban Thường vụ Liên đoàn, Miền và Tổng Liên đoàn, được cha Tuyên úy đơn vị hiện tại giới thiệu theo hệ thống.
c. Phương thức huấn luyện:
- Dự tuyển viên đăng ký.
- Ban Nghiên Huấn Tổng Liên đoàn giao 4 đề tài (Hoặc tự chọn với sự đồng ý của Ban Nghiên huấn):
. Một đề tài về Giáo lý – Thánh kinh trong Chương trình Thăng tiến Thiếu Nhi Thánh Thể
. 1 đề tài thuộc tài liệu huấn luyện huynh trưởng cấp I
. 1 đề tài thuộc tài liệu huấn luyện huynh trưởng cấp II
. 1 đề tài thuộc tài liệu huấn luyện huynh trưởng cấp III
- Dự tuyển viên làm bài và nộp cho Ban Nghiên huấn.
- Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn thành lập ban Giám khảo, nghe, đánh giá và chấm điểm.
- Ban Giám khảo gửi điểm cho Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn
- Tổng Liên đoàn công bố danh sách trung tuyển, gửi về các cha Tuyên úy liên quan và chuẩn bị nghi thức tuyên hứa.
d. Thời gian: 12 tháng.
- Dự tuyển viên có thời gian 6 tháng để chuẩn bị đề tài kể từ ngày nhận đề tài.
- Ban Nghiên huấn và ban Giám khảo sẽ tổ chức nghe bài, chấm bài và công bố kết quả trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhận bài làm của dự tuyển viên.
VI.- HUẤN LUYỆN VIÊN
Huấn luyện viên là những người được tuyển chọn trong số các Huynh trưởng cấp III hoặc Đặc cấp, được đào tạo để:
Trở thành Huấn luyện viên, góp phần vào việc xây dựng và phát triển Phong trào.
Từ trung ương đến mỗi Giáo tỉnh và mỗi Giáo phận cần có một đội ngũ Huấn luyện viên để phục vụ nhu cầu huấn luyện cho địa phương mình, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu huấn luyện chung.
Huấn luyện viên gồm 3 cấp:
1. HUẤN LUYỆN VIÊN SƠ CẤP
a. Mục đích: Huấn luyện viên sơ cấp được đào tạo để phục vụ nhu cầu điều hành và huấn luyện Huynh trưởng cấp Hiệp đoàn và Liên đoàn.
b. Nội dung
- Học kỳ 1: Đào sâu các đề tài huấn luyện Huynh trưởng cấp I
+ Ơn gọi, sứ mạng và vai trò huấn luyện viên Thiếu Nhi Thánh Thể.
+ Đời sống đức tin và nhân bản của huấn luyện viên
+ Luật và lời hứa Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Lịch sử và bước tiến của Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Bản chất, mục đích, tôn chỉ của Thiếu Nhi Thánh Thểh
+ Phương pháp giáo dục của Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Khung cảnh Thánh Kinh
+ Phương pháp hàng đội
+ Chương trình thăng tiến
+ Tổ chức, điều hành Phong trào, Đoàn
+ Họp Chi đoàn
+ Lãnh nhận Lời Chúa
+ Vào sa mạc - Hành trình sa mạc
+ Lửa thiêng Thánh Thể
+ Cách soạn và trình bày bài khóa
+ Kiến tập các bài khóa và hoạt động tại sa mạc huấn luyện HT cấp I
- Học kỳ 2: Đào sâu chương trình Sư phạm Giáo lý và một số nội dung sau:
+ Ôn tập nội dung giáo lý (Khai tâm)
+ Đào sâu nội dung giáo lý (Rước lễ)
+ Đào sâu nội dung giáo lý (Thêm sức)
+ Ôn tập Sư phạm giáo lý cấp I
+ Soạn giáo án Giáo lý – Dạy mẫu
+ Sinh hoạt trong giờ giáo lý
+ Kiến tập giờ giáo lý thực hành ở học phần Lý thuyết
+ Cơ cấu tổ chức và điều hành tổng quát trong sa mạc huấn luyện.
+ Ban hành chánh – Truyền thông
+ Ban Trực
+ Sinh hoạt
+ Ban phụng vụ
+ Ban kỹ thuật
+ Ban quản lý
+ Ban y tế - vệ sinh
+ Thực tập các ban trong sa mạc huấn luyện Huynh trưởng cấp I
- Học kỳ 3:
+ Lịch sử Giáo hội
+ Đại cương về Công đồng Vaticano II
+ Hiến chế Mục Vụ Về Giáo hội
+ Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân và các văn kiện cầnthiết
+ Tổ chức và điều hành sa mạc huấn luyện Huynh trưởng - Nhiệm vụ Tuyên úy sa mạc - sa mạc trưởng – sa mạc phó
+ Thực tập phụ tá các trưởng ban
+ Vào sa mạc tổng kết
c. Phương thức huấn luyện:
+ Huấn luyện viên hướng dẫn
+ Sau mỗi bài học, sa mạc sinh nhận đề tài làm bài cá nhân hoặc nhóm, nộp cho huấn luyện viên và ban tổ chức.
+ Ban điều hành và huấn luyện viên nghiên cứu bài của sa mạc sinh và thông báo ngày trình bày.
+ Sa mạc sinh trình bày, Ban giám khảo đánh giá và cho điểm
+ Sau học kỳ 1 và 2 kiểm tra sơ kết.
+ Sau học kỳ 3 kiểm tra tổng kết.
+ Sau phần học tập trung, sa mạc sinh thực tập dạy giáo lý trong học phần giáo lý, dạy bài khóa trong sa mạc huấn luyện và thực tập phục vụ các ban trong sa mạc huấn luyện.
d. Điều kiện tham dự:
- Nộp hồ sơ ghi danh gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc.
. Bản sao chứng chỉ khả năng Huynh trưởng cấp III hoặc Đặc cấp.
. 2 tấm hình 3x4
. Lệ phí sa mạc
- Tham dự Chương trình thi nhập học: kiểm tra khả năng diễn đạt
(được hướng dẫn lúc nộp hồ sơ ghi danh)
e. Điều kiện tốt nghiệp
- Chuyên cần: Tham dự đủ thời gian.
- Bài kiểm tra: Làm bài kiểm tra và đạt điểm.
- Thực tập: Thực tập dạy khóa hoặc phục vụ trong sa mạc huấn luyện
- Sa mạc thực tập: Sau khi kết thúc học kỳ cuối, sa mạc sinh tham dự sa mạc do chính các SMS phụ trách các tiểu ban, có Huấn luyện Viên đồng hành.
- Kết quả tốt nghiệp: Căn cứ vào điểm và nhận xét của Ban huấn luyện.
- Tuyên hứa: Sau khi có kết quả tốt nghiệp, Ban điều hành Tổng liên đoàn công bố kết quả, đồng thời gửi thư báo cho các Tuyên úy liên quan, cho những sa mạc sinh trúng tuyển tham dự tĩnh tâm và dự Lễ Tuyên Hứa.
- Thời hạn: hai năm rưỡi
- Nhận xét của Cha Tuyên úy liên quan là điều kiện cần để được tuyên hứa.
2. HUẤN LUYỆN VIÊN TRUNG CẤP:
a. Mục đích: Huấn luyện viên Trung cấp được đào tạo để phục vụ điều hành và huấn luyện Huynh trưởng cấp Giáo tỉnh
b. Nội dung: Đào sâu các đề tài huấn luyện Huynh trưởng cấp II và cấp III:
- Học kỳ 1: trong các nội dung sau:
+ Tổng quan về Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Vai trò Thánh Kinh trong giáo dục thiếu nhi
+ Sống ngày Thánh Thể
+ Sinh hoạt trong giờ Giáo lý
+ Thành lập đoàn – phân công, phân nhiệm điều hành
+ Tổ chức chương trình sinh hoạt dài hạn
+ Tổ chức thi đua, chiến dịch.
+ Tổ chức giờ chầu Thánh Thể cho đoàn sinh
+ Tâm lý các lứa tuổi đoàn sinh Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Kể chuyện cho Thiếu nhi
+ Những yếu tố làm sinh động buổi họp
+ Lãnh đạo
+ Giao tế nhân sự
+ Tổ chức giờ Thánh Thể trong sa mạc
+ Thực tập làm Trưởng ban trong sa mạc huấn luyện – Thực tập phụ tá SMP
- Học kỳ 2: trong các nội dung sau:
+ Ôn tập sư phạm Giáo lý cấp II
+ Đào sâu chương trình Giáo lý (Bao đồng 1-2)
+ Đào sâu chương trình Giáo lý (Bao đồng 3-4)
+ Đào sâu chương trình Giáo lý (Vào đời 1-2)
+ Soạn 1 giáo án giáo lý (Bao đồng 2, 3, 4 hoặc Vào đời 1, 2) – Dạy mẫu
+ Nghi thức tuyên hứa đội trưởng và trao quyền chỉ huy đội
+ Nghi thứ tuyên hứa Ban điều hành Xứ đoàn, Hiệp đoàn
+ Thủ tục mở sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng.
+ Làm chương trình cụ thể sa mạc huấn luyện Huynh trưởng.
+ Nghi thức khai mạc, chào cờ trong sa mạc huấn luyện
+ Nghi thức bế mạc – Hạ cờ trong sa mạc huấn luyện
+ Tổ chức Lửa thiêng Thánh Thể
+ Nghi thức sai đi trong sa mạc huấn luyện Huynh trưởng.
+ Nghi thức tuyên hứa Huynh Trưởng.
+ Tham dự các giờ sư phạm Giáo lý thực hành ở học phần lý thuyết Huynh Trưởng cấp II
+ Làm Sa mạc phó phụ tá trong sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng cấp 1
- Học kỳ 3: trong các nội dung sau:
+ Tông huấn Loan Báo Tin Mừng
+ Tông huấn về Việc Dạy Giáo Lý
+ Hướng dẫn về việc dạy Giáo lý
+ Huynh trưởng với việc dạy Giáo lý
+ Lịch sử truyền giáo ở Việt nam
+ Thực tập làm sa mạc phó sa mạc huấn luyện cấp I
+ Vào sa mạc tổng kết
c. Phương thức huấn luyện:
- Sa mạc sinh học với sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Sau mỗi bài, sa mạc sinh nhận đề tài làm bài cá nhân hoặc nhóm, nộp cho Ban điều hành sa mạc
- Ban điều hành nghiên cứu và thông báo ngày trình bày
- Sa mạc sinh trình bày, ban Giám khảo đánh giá và cho điểm
- Sau mỗi học kỳ có bài kiểm tra sơ kết.
- Sau học kỳ III có kiểm tra tổng kết.
- Sau phần học tập trung, Sa mạc sinh thực tập dạy giáo lý trong học phần Giáo lý, dạy bài khóa trong sa mạc huấn luyện và thực tập phục vụ các ban trong sa mạc huấn luyện
d. Điều kiện tham dự:
- Nộp hồ sơ ghi danh gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc.
. Bản sao Chứng chỉ Huấn luyện viên cấp I
. 2 tấm hình 3x4
. Lệ phí sa mạc
e. Điều kiện tốt nghiệp:
- Chuyên cần: Tham dự đủ thời gian.
- Bài kiểm tra: Làm bài Kiểm tra và đạt điểm.
- Thực tập: Thực tập dạy khóa hoặc phục vụ trong sa mạc huấn luyện
- Kết quả tốt nghiệp: Điểm sa mạc, thực tập và nhận xét của Ban huấn luyện.
- Tuyên hứa: Sau khi có kết quả tốt nghiệp, Ban điều hành toàn quốc công bố kết quả, đồng thời gửi thư báo cho Tuyên úy liên quan, cho sa mạc sinh trúng tuyển tham dự tĩnh tâm và dự Lễ Tuyên Hứa.
- Nhận xét của Tuyên úy liên quan là điều kiện cần để được tuyên hứa.
3. HUẤN LUYỆN VIÊN CAO CẤP
a. Mục đích: Huấn luyện viên cao cấp được tuyển chọn nhằm:
- Phục vụ nhu cầu điều hành, đào tạo Huynh trưởng và huấn luyện viên ở cấp Miền và Tổng liên đoàn
- Nghiên cứu, giúp ngày càng hoàn thiện chương trình giáo dục Thiếu nhi và đào tạo cấp lãnh đạo.
b. Thời gian: Không nhất định, nhưng tùy thuộc vào:
- Công trình nghiên cứu
- Thâm niên phục vụ
- Tinh thần phục vụ
c. Nội dung:
* Đào sâu các đề tài huấn luyện Huynh trưởng cấp III:
* Đào sâu và trình bày các đề tài:
- Phương pháp giáo dục thiếu nhi của Thiếu Nhi Thánh Thể.
- Lãnh nhận Lời Chúa.
- Hội họp
- Vai trò, nhiệm vụ của sa mạc phó trong sa mạc huấn luyện Huynh trưởng.
- Vai trò, nhiệm vụ của trưởng trực trong sa mạc huấn luyện Huynh trưởng.
- Các tình huống tâm lý cá biệt nơi thiếu nhi.
- Tổ chức và điều hành đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
- Giải quyết xung đột trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
- Phương pháp Lãnh đạo và việc tổ chức, điều hành đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
- Phương pháp Tổ chức nhân sự và việc tổ chức, điều hành đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
- Nghiên cứu để phát triển khả năng Huynh trưởng.
- Tổ chức huấn luyện Huynh trưởng.
- Tổ chức tọa đàm
- Tổ chức Hành trình sa mạc
*. Nghiên cứu các đề tài:
- Vấn đề dạy Giáo lý cho thiếu nhi ngày nay
- Thực hiện Khung cảnh Thánh kinh cho tuổi Chiên, Ấu, Thiếu
- Thực hiện Khung cảnh Thánh kinh cho Nghĩa sĩ, Hiệp sĩ
- Thiếu Nhi Thánh Thể trong dòng Lịch sử.
- Thiếu Nhi Thánh Thể giáo dục thiếu nhi trong xã hội ngày nay
- Giáo dục đức tin cho thiếu nhi trong xã hội hôm nay
- Giáo dục nhân bản cho thiếu nhi ngày nay
- Tổ chức sinh hoạt vui trong Thiếu Nhi Thánh Thể ngày nay
- Kỹ năng sống cho thiếu nhi trong môi trường xã hội hôm nay
d. Phương thức huấn luyện:
+ Sa mạc sinh nghiên cứu và làm luận văn với sự cố vấn của huấn luyện viên.
+ Sa mạc sinh nộp luận văn cho Ban Nghiên huấn.
+ Ban Nghiên huấn thành lập Ban giám khảo và giao luận văn cho Ban giám khảo nghiên cứu trước.
+ Ban giám khảo nghiên cứu và thống nhất với Ban nghiên huấn toàn quốc về ngày giờ trình bày của sa mạc sinh
+ Ban Nghiên huấn hẹn ngày để sa mạc sinh trình bày trước Ban giám khảo.
+ Ban Giám khảo nghe, chất vấn sa mạc sinh và chấm điểm.
+ Thành phần Ban giám khảo gồm:
- Chủ khảo: Linh mục Trưởng ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn
- Thành viên ban giám khảo:
. Linh mục phó Ban Nghiên huấn toàn quốc
. Các Tuyên úy Miền và Liên đoàn liên quan của sa mạc sinh
. Các Tuyên úy, các chuyên gia (nếu cần) và Huấn luyện viên cao cấp được mời
. Linh mục hoặc Huấn luyện viên cố vấn của sa mạc sinh
- Dự thính viên: các Huấn luyện viên và Huynh trưởng
e. Điều kiện tham dự:
Nộp hồ sơ ghi danh gồm:
. Đơn xin tham dự.
. Bản sao bằng Huấn luyện viên trung cấp.
. 2 tấm hình 3x4
g. Điều kiện tốt nghiệp:
- Kết quả tốt nghiệp: Căn cứ vào đánh giá của Ban giám khảo
- Tuyên hứa: Sau khi có kết quả tốt nghiệp, Ban điều hành Toàn quốc công bố kết quả, đồng thời gửi thư báo cho Tuyên úy liên quan, cho sa mạc sinh trúng tuyển tham dự tĩnh tâm và dự Lễ tuyên hứa.
- Nhận xét của Tuyên úy liên quan là điều kiện cần để được tuyên hứa.
VII.- TRỢ TÁ:
Trợ tá là những Giáo dân có thiện chí muốn cộng tác vào việc giáo dục thiếu nhi qua việc dạy giáo lý và hỗ trợ Phong trào, được mời gọi học hỏi về Phong trào để việc phục vụ đạt hiệu quả tốt và đúng hướng (NQ 56)
1. Mục đích: Hiểu biết về Thiếu Nhi Thánh Thể để cộng tác vào việc giáo dục.
2. Nội dung:
. Lịch sử và bước tiến của Thiếu Nhi Thánh Thể
. Bản chất, Tôn chỉ, Mục đích Thiếu Nhi Thánh Thể
. Chương trình Thăng tiến Thiếu Nhi Thánh Thể
. Tổ chức, điều hành đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
. Luật và Lời hứa Thiếu Nhi Thánh Thể, Sống ngày Thánh Thể
. Các hoạt động của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
. Sinh hoạt trong giờ Giáo lý
. Vai trò của Trợ tá Thánh Thể
. Khái quát về nghiêm tập và nghi thức
3. Phương thức huấn luyện
Thuyết trình - thảo luận – đúc kết
4. Điều kiện tham dự:
Nộp hồ sơ ghi danh Gồm:
. Đơn xin tham dự (Mẫu)
. 2 tấm hình 3x4
. Biên lai sa mạc phí
5. Điều kiện tốt nghiệp
- Chuyên cần: Tham dự đủ thời gian học.
- Tuyên hứa: Sau khi có kết quả tốt nghiệp, những sa mạc sinh sẽ được tham dự tĩnh tâm và Tuyên Hứa.
- Nhận xét của Tuyên úy liên quan là điều kiện cần để được tuyên hứa.
VIII.- TRỢ ÚY:
Trợ úy là Chủng sinh hay Tu sĩ được bề trên cho phép tham gia Thiếu Nhi Thánh Thể. (NQ 55)
1. Mục đích: Các trợ úy được mời gọi tìm hiểu về Thiếu Nhi Thánh Thể để nắm vững tinh thần, cơ cấu tổ chức điều hành và phương pháp huấn luyện Thiếu Nhi Thánh Thể nhằm:
- Hoàn thành nhiệm vụ phụ giúp các Tuyên úy trong nhiệm vụ của các ngài.
- Hoàn thành nhiệm vụ cố vấn và đồng hành với các Huynh trưởng trong đoàn.
2. Nội dung:
- Học kỳ 1: Lý thuyết Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Nghi thức và Nghiêm tập tại đoàn
+ Lịch sử và bước tiến của Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Bản chất, Mục đích, Tôn chỉ của Thiếu Nhi Thánh Thể.
+ Các bài ca nghi thức Thiếu Nhi Thánh Thể - Các bài ca sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể.
+ Sinh hoạt trong giờ giáo lý
+ Vai trò Trợ úy Thánh Thể
+ Tổ chức đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Phương pháp hàng đội
+ Khung cảnh Thánh Kinh
+ Luật và Lời hứa Thiếu Nhi Thánh Thể
- Học kỳ 2: Các hoạt động và tập tục của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Nghiêm tập tại sa mạc huấn luyện
+ Nghi thức tại sa mạc huấn luyện
+ Vào sa mạc - Hành trình sa mạc
+ Mật thư Thánh kinh
+ Lửa thiêng Thánh Thể
+ Chương trình thăng tiến Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Điều hành các nghi thức trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
+ Thiếu nhi sống ngày Thánh Thể
+ Thiếu nhi thực hiện Hoa thiêng Thánh Thể
+ Thiếu nhi dự Giờ Thánh Thể
- Học kỳ 3: Vào sa mạc 2 ngày: Sống bầu khí sa mạc và cảm nghiệm.
+ Các hoạt động của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Hội họp trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Huấn luyện Đội trưởng
+ Huấn luyện Huynh trưởng
+ Thành lập đoàn
+ Phân công, phân nhiệm trong sa mạc huấn luyện huynh trưởng
+ Tổ chức lãnh nhận Lời Chúa
+ Tổ chức sa mạc huấn luyện Huynh trưởng
+ Tổ chức Lửa thiêng Thánh Thể
+ Tổ chức Hành trình sa mạc
3. Phương thức huấn luyện
- Mỗi học kỳ nên tổ chức một sa mạc.
- Huấn luyện viên trình bày, sa mạc sinh ghi nhận, thảo luận, đúc kết.
- Sau mỗi học kỳ, các trợ úy nên tham gia các sa mạc huấn luyện Huynh trưởng và làm bản tóm kết kinh nghiệm.
4. Điều kiện tốt nghiệp:
- Tham dự đủ thời gian.
- Ban Điều hành Giáo phận tổ chức tĩnh tâm và Lễ trao khăn cho các Trợ úy.
IX.- TUYÊN ÚY:
Hàng Giáo phẩm trao cho Linh mục Tuyên úy nhiệm vụ hướng dẫn và điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể theo đúng Nội quy. (NQ 53).
1. Mục đích: Các Tuyên úy được mời gọi tham dự các sa mạc tuyên úy để nắm vững tinh thần Thiếu Nhi Thánh Thể hầu mưu ích tối đa cho thiếu nhi.
2. Nội dung:
+ Đại cương về nghiêm tập và nghi thức trong Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tuyên úy
+ Lịch sử và bước tiến của Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Bản chất, Mục đích và Tôn chỉ Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Tổ chức và điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể Việt nam
+ Tổ chức – điều hành một đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Thành lập và phát triển đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Các hoạt động của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Chương trình thăng tiến Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Phương pháp giáo dục Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Khung cảnh Thánh Kinh
+ Sinh hoạt trong giờ giáo lý
+ Đường lối giáo dục của Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Phương pháp hàng đội – Huấn luyện Đội trưởng
+ Huấn luyện Huynh trưởng
+ Luật và Lời hứa Thiếu Nhi Thánh Thể - Sống ngày Thánh Thể -
+ Hướng dẫn thiếu nhi làm Hoa thiêng Thánh Thể
+ Tổ chức giờ Thánh Thể cho thiếu nhi -
+ Vào sa mạc - Hành trình sa mạc
+ Thiếu nhi Vào sa mạc – Sinh hoạt trong sa mạc
+ Lửa thiêng Thánh Thể
+ Cơ cấu tổ chức và điều hành sa mạc huấn luyện: Ban hành chánh, Ban trực, Ban phụng vụ, Ban sinh hoạt, Ban truyền thông, Ban kỹ thuật, Ban quản lý, Ban ý tế - vệ sinh, Sa mạc trưởng, Sa mạc phó, Tổ chức và điều hành sa mạc huấn luyện
3. Phương thức huấn luyện:
- Học kỳ 1: Nghe huấn luyện viên thuyết trình, thảo luận, đúc kết
- Học kỳ 2: Tuyên úy tự chọn trình bày đề tài – toàn sa mạc tham gia thảo luận – Đúc kết lưu tài liệu để Ban huấn luyện toàn quốc nghiên cứu thêm trước khi đưa vào thư mục tài liệu của Phong trào.
- Vào sa mạc: Tổ chức 1 sa mạc thực hành.
4.- Điều kiện tốt nghiệp:
Ban điều hành tổ chức tĩnh tâm và Lễ trao khăn Tuyên úy
CHƯƠNG IV
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I.- Hành chánh Sa mẠc huẤn luyỆn:
thống nhất biểu mẫu văn thư về huấn luyện
- Danh hiệu chung và riêng các sa mạc huấn luyện các cấp:
. Đội trưởng- Gương mẫu
. Dự trưởng – Phụng sự
. Huynh trưởng cấp 1: Horeb - Vươn lên
. Huynh trưởng cấp 2: Tabor - Lên đường
. Huynh trưởng cấp 3: Golgotha - Dấn Thân
. Huynh trưởng đặc cấp: Sinai - Trung thành
. Huấn luyện viên sơ cấp: Môsê – Vâng phục
. Huấn luyện viên trung cấp: Đavit – Phó thác
. Huấn luyện viên cao cấp: Phaolô – Hăng hái
. Trợ tá Thánh Thể: Apôllô – Phục vụ
. Trợ úy Thánh Thể: Stêphanô – Nhiệt Thành
. Tuyên úy Thánh Thể: Menkisêđê – Hiến tế
II.- THẨM QUYỀN TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN
+ Tổng Liên đoàn: Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huynh Trưởng và Huấn luyện viên các cấp
+ Miền: Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huynh trưởng Cấp III, Huynh trưởng đặc cấp (được ủy nhiệm), Huấn luyện viên (được ủy nhiệm).
+ Liên đoàn: Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huynh trưởng Cấp I và II, Huynh trưởng cấp III (được ủy nhiệm), Huynh trưởng đặc cấp (được ủy nhiệm), Huấn luyện viên (được ủy nhiệm).
+ Hiệp đoàn: Huynh trưởng cấp I (được ủy nhiệm).
+ Xứ đoàn: Trợ tá, Dự trưởng, Tông đồ Đội trưởng.
III.- QUY TRÌNH TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN
Quy trình huấn luyện bao gồm 2 học phần: Giáo lý và Vào sa mạc.
1. Học phần giáo lý:
Nội dung, thời gian, nhân sự huấn luyện: kết hợp với Ban Giáo lý Giáo phận.
2. Học phần Vào Sa mạc: Sa mạc huấn luyện Huynh trưởng các cấp có các bước sau:
a- Bổ nhiệm Tuyên úy sa mạc và Sa mạc trưởng:
- Tuyên úy Liên đoàn bổ nhiệm Tuyên úy sa mạc và Sa mạc trưởng Sa mạc huấn luyện Huynh trưởng cấp I và II
- Tuyên úy Giáo tỉnh bổ nhiệm Tuyên úy sa mạc và Sa mạc trưởng cấp III
- Tổng Tuyên úy bổ nhiệm Tuyên úy sa mạc và Sa mạc trưởng Sa mạc huấn luyện Đặc cấp và Huấn luyện viên.
b- Bổ nhiệm sa mạc phó:
- Phó Nghiên huấn Liên đoàn đề cử sa mạc phó cấp I và II. Tuyên úy liên đoàn duyệt.
- Phó Nghiên huấn Miền đề cử sa mạc phó cấp III. Tuyên úy Miền duyệt.
- Phó Nghiên huấn Tổng Liên đoàn đề cử sa mạc phó cấp III, đặc cấp và huấn luyện viên. Tổng Tuyên úy duyệt.
- Sa mạc phó phải là huấn luyện viên và có cấp bậc cao hơn cấp mình huấn luyện ít nhất là 1 cấp.
c- Lập Ban điều hành sa mạc và lên chương trình huấn luyện:
Sa mạc trưởng và sa mạc phó lập ban điều hành sa mạc (phải có 3 huấn luyện viên chính thức của cấp liên quan) và lên chương trình huấn luyện.
d- Trình duyệt chương trình:
Ban Điều hành Sa mạc họp, duyệt lại chương trình lần cuối. Chương trình này phải được Tuyên úy cấp liên quan chấp thuận trước khi thực hiện.
e- Thông báo ghi danh:
Ban Điều hành (Tổng liên đoàn, Miền, Liên đoàn, Hiệp đoàn) ra thông báo.
f- Nhận đơn ghi danh:
Ban điều hành sa mạc nhận hồ sơ ghi danh theo quy định
g- Ngày tiền sa mạc:
. Thường tổ chức trước ngày vào sa mạc ít là 1 tuần lễ
. Dặn dò và chuẩn bị những điều cần thiết cho sa mạc.
. Học luật sa mạc
. Chia đội, bầu đội trưởng
. Chuẩn bị tinh thần sa mạc sinh sẵn sàng vào sa mạc
h- Vào sa mạc:
. Kiểm tra đồng phục
. Hỏi luật sa mạc
. Hỏi lại những điều đã dặn dò ở ngày tiền sa mạc
. Phát bảng tên thông qua đội trưởng
i- Trong sa mạc:
Thời gian và chương trình huấn luyện phải bảo đảm thực hiện những hoạt động chính yếu sau:
. Chia vị trí đội trong sa mạc
. Dựng lều (x. Tài liệu)
. Khai mạc (x. Nghi thức)
. Ý lực: Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm tông đồ
. Thánh lễ
. Chào cờ buổi sáng (x. Nghi thức)
. Dạy và học các bài khóa
. Sưởi Thánh Thể - Nhật ký Thánh Thể
. Lãnh nhận Lời Chúa (x. tài liệu)
. Giờ Thánh Thể - Bí tích Hòa giải
. Lửa thiêng Thánh Thể (x. Tài liệu)
. Hành trình sa mạc (x. Tài liệu)
. Nghi thức Sai đi: Dành cho cấp I (X. Nghi thức)
. Nghi thức bế mạc (X. Nghi thức)
. Giao bài hậu sa mạc
k-Bài hậu sa mạc:
Đối với cấp II và cấp III: sau mỗi đợt đều có bài hậu sa mạc. Nộp bài 1 tháng trước khi vào sa mạc đợt sau để ban Điều hành kịp chấm bài.
l- Chấm bài hậu sa mạc:
Ban Điều hành sa mạc có nhiệm vụ chấm bài và sẽ hoàn tất điểm tổng kết và làm báo cáo về Ban Nghiên huấn 2 tuần trước ngày tuyên hứa.
m- Tuyên hứa:
- Ban Điều hành Liên đoàn (Miền, Tổng liên đoàn) căn cứ báo cáo của Ban điều hành sa mạc, soạn quyết định công nhận và chứng chỉ, trình cha truyên úy ấn ký (x. nghi thức).
- Ban Điều hành Liên đoàn có nhiệm vụ tổ chức tuyên hứa.
- Ban Điều hành sa mạc chỉ hết nhiệm vụ sau Lễ Tuyên hứa.
IV.- PHÂN CÔNG, PHÂN NHIỆM TRONG SA MẠC HUẤN LUYỆN
1.- Tuyên úy sa mạc:
Hướng dẫn tinh thần sa mạc qua các hoạt động thiêng liêng, đạo đức trong sa mạc như:
. Thánh lễ, chầu Thánh Thể, Lửa thiêng Thánh Thể
. Giải tội
. Hướng dẫn ý lực sống, huấn dụ đầu ngày.
2.- Sa mạc trưởng
. Tổ chức và điều hành tổng quát sa mạc
. Soạn chương trình sa mạc
. Mời và xếp giờ dạy cho huấn luyện viên
. Bổ nhiệm các trưởng tiểu ban trong sa mạc.
. Chủ tọa các buổi họp ban tổ chức sa mạc
. Ra đề tiền sa mạc, hậu sa mạc và chấm các bài này
. Báo cáo và trình kết quả sa mạc lên Ban Nghiên huấn và Ban điều hành liên quan.
. Giải quyết các tình huống bất thường trong sa mạc.
3.- Sa mạc phó:
- Cộng tác với sa mạc trưởng điều hành chương trình sa mạc theo đúng quy định, thông qua các trưởng tiểu ban về chi tiết và cụ thể hoá công việc các tiểu ban.
- Nắm bắt các tình huống để cùng sa mạc trưởng giải quyết.
- Hỗ trợ việc dạy khóa cho các huấn luyện viên khi cần
- Cùng với sa mạc trưởng phụ trách chấm các bài khóa và hoàn tất kết quả sa mạc.
- Thay thế khi sa mạc trưởng vắng.
- Chủ tọa họp đội trưởng cuối ngày.
4.- Tiểu ban trực nhật, kỷ luật, vệ sinh, thi đua:
- Làm việc với sa mạc phó, giữ chương trình sa mạc, sao cho sa mạc vừa nghiêm túc vừa sinh động.
- Điều khiển các nghi thức: nghiêm tập; chào cờ, khai mạc, bế mạc,... Chia phiên đội trực điều hành, chầu Thánh Thể
- Phối hợp với các tiểu ban khác trong công tác có liên quan. Kiểm soát và đưa ra các giải pháp về kỷ luật, vệ sinh, tinh thần thi đua, học tập
- Thực hiện và thu bản lượng giá đội, báo cáo điểm thi đua hàng ngày cho sa mạc phó, để sa mạc phó kịp tổng kết truớc giờ họp đội trưởng mỗi tối
5.- Tiểu ban hành chánh:
- Lập thủ tục sa mạc, gồm:
. Phát, thu đơn xin tham dự sa mạc.
. Lập danh sách, bảng tên, sổ khóa.
. Chia đội trên danh sách sa mạc sinh.
- Chuyển sa mạc phí cho ban quản lý.
- Tiếp huấn luyện viên và khách của sa mạc.
- Chuẩn bị huấn cụ nếu huấn luyện viên yêu cầu.
- Ghi nhật ký sa mạc, phối kiểm, tổng hợp các sự kiện trong sa mạc do các tiểu ban chuyển đến thông qua sa mạc phó
- Hoàn tất và chuyển giao hồ sơ sa mạc cho sa mạc trưởng thông qua sa mạc phó chậm nhất là 1 tuần sau sa mạc.
6.- Tiểu ban phụng vụ:
- Tổ chức, điều hành các giờ Thánh lễ, chầu Thánh Thể, lãnh nhận Lời Chúa,... theo sự hướng dẫn của Tuyên úy.
- Soạn, in các tài liệu liên quan đến phụng vụ.
7.- Tiểu ban quản lý:
- Sử dụng sa mạc phí, cấp chi phí cho các ban trong sa mạc: trang thiết bị điều hành, lều, cổng, củi, dầu, nến, nước tiếp khách, ….
- Chăm lo đời sống cho sa mạc: cơm, nước và theo dõi tình hình ẩm thực từng bữa nhằm cải thiện hoặc góp ý với nhà bếp nếu xét thấy cần.
- Thu gom vật liệu sa mạc, tồn trữ vào kho. Ghi nhận những thất thoát trong sa mạc và báo cáo tổng kết tài chánh cho sa mạc trưởng thông qua sa mạc phó.
8.- Tiểu ban y tế:
Chăm sóc sức khỏe toàn sa mạc bằng cách:
. Quan sát tình hình vệ sinh chung, ẩm thực, chỗ ăn, ngủ của sa mạc sinh để có khuyến cáo khi cần.
. Chuẩn bị thuốc, dụng cụ cứu thương để dùng khi cần
. Nắm vững số điện thoại khẩn cấp, địa chỉ trạm y tế hay bệnh viện gần nhất.
9.- Tiểu ban sinh hoạt:
- Phối hợp với ban trực để tạo bầu khí sinh động cho sa mạc, phụ trách các giờ sinh hoạt chung
- Tổ chức lửa thiêng Thánh Thể, hành trình sa mạc.
- Chuyển điểm thi đua lửa thiêng Thánh Thể và hành trình sa mạc cho Ban thi đua.
10.- Tiểu ban kỹ thuật:
- Thực hiện các công tác kỹ thuật như: cổng, lều Thánh Thể, hàng rào, lều điều hành… và thu dọn khi kết thúc sa mạc.
- Hướng dẫn kỹ thuật lều trại cho sa mạc sinh: chuẩn bị âm thanh, ánh sáng phục vụ các sinh hoạt như Thánh lễ, giờ Thánh Thể, lửa thiêng, giảng khóa, sinh hoạt…
11.- Tiểu ban truyền thông:
- Cùng Ban hành chánh ghi nhật ký và viết bài về sa mạc.
- Ghi hình ảnh, tài liệu sa mạc, post lên trang liên đoàn sau khi sa mạc trưởng và sa mạc phó đã duyệt.
- Tránh chụp tràn lan và post hình chưa kiểm duyệt.
V.- Các biỂu mẪu huẤn luyỆn
- Đơn xin mở sa mạc Huấn luyện
- Bổ nhiệm Tuyên úy sa mạc, sa mạc trưởng, sa mạc phó
- Đơn xin tham dự sa mạc
- Báo cáo kết quả
- Thông báo kết quả sa mạc và tuyên hứa
- Mẫu chứng chỉ tốt nghiệp
- Quyết định công nhận
- Mã số sa mạc huấn luyện:
số thứ tự sa mạc sinh, tên sa mạc, giáo phận, giáo tỉnh, năm
Ví dụ 0001/VL2/ GPSG / 2017
VI.- LUẬT SA MẠC
Quy định tổng quát. (Chi tiết thêm tùy theo từng Giáo phận)
+ Tham dự đầy đủ giờ học, đúng giờ, đúng nơi các sinh hoạt của sa mạc.
+ Mặc đồng phục trong suốt thời gian sa mạc (trừ giờ nghỉ đêm)
+ Vui tươi, nhanh nhẹn, thân ái
+ Tôn trọng thiên nhiên và các vật dụng trong sa mạc
+ Không ra khỏi sa mạc khi chưa có ý kiến của Ban điều hành sa mạc.
+ Không mang nữ trang, quý kim, nhiều tiền vào sa mạc
+ Không sử dụng điện thọai trong các giờ sinh hoạt (trường hợp cần thiết phải rất tế nhị, nhanh chóng)
+ Không uống rượu, bia hoặc ăn uống ngoài các bữa ăn do sa mạc cung cấp.